Cách vệ sinh ghế nỉ xe ô tô
Đối với nhiều chủ xe, ghế nỉ thường là lựa chọn của họ vì đặc tính ít mùi, chi phí rẻ và đặc biệt là ít phải bảo quản hơn ghế da. Dù vậy, ghế nỉ ô tô lại có những khuyết điểm khá khó chịu là dễ bẩn và hay bị phai màu. Chỉ cần chủ xe lười vệ sinh cabin một thời gian là bạn có thể thấy nấm mốc sớm ghế thăm trên nền ghế. Vậy nên, việc làm sạch ghế nỉ ô tô được cho là một trong những vấn đề bắt buộc của tài xế.
Thực tế, vesinhhm.com luôn khuyến cáo bạn nên mang đưa xe ra các gara chuyên dụng để tiến hành vệ sinh, bởi việc vệ sinh bằng tay ở nhà khá khó để đạt chất lượng như các showroom chuyên nghiệp. Dù vậy, nếu như bạn muốn thực hiện việc vệ sinh ghế bằng tay thì cũng không phải là không thể.
1. Phương pháp vệ sinh ghế nỉ xe ô tô
Các dụng cụ để vệ sinh ghế nỉ ô tô
Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị các dụng cụ dọn dẹp ghế như sau:
- Máy hút bụi: Đối với những người có ô tô thì máy hút bụi cỡ nhỏ là một vật dụng rất cần thiết. Bởi nếu không có máy hút bụi, bạn rất khó hút được hết bụi bẩn len giữa các khe ghế hay đường chỉ.
- Chất tẩy vết bẩn trên ghế nỉ: loại hóa chất này được bán khá nhiều ở các cửa hàng phụ kiện và chăm sóc ô tô. Bạn có thể chọn các thương hiệu như Turtle Wax hay Tough Stain của Waxco. Ngoài ra, bạn cũng có thể thay hóa chất này bằng xà phòng. Tiếp đó, dĩ nhiên là bạn cần 1 xô nước ấm và 1 xô nước lạnh trong trường hợp bạn muốn dùng xà phòng.
Cuối cùng là 1 chiếc khăn khô mềm để lau vết bẩn.
Các bước vệ sinh ghế nỉ ô tô:
Cách làm sạch ghế nỉ xe ô tô tại nhà
Bước 1: Bạn dùng máy hút bụi để hút sạch các ngóc ngách của ghế, cần chú ý đến các đường chỉ hay khe ghế bởi chúng thường là nơi chứa rất nhiều các vụn đồ ăn hay các tinh thế bụi bẩn nhỏ.
Sau đó, hãy xịt dung dịch vệ sinh lên mặt ghế và dùng khăn mềm lau đi các vết bẩn bám trên ghế. Còn nếu bạn dùng xà phòng thì hay hòa xà phòng vào nước ấm, cho 1 miếng bọt biển thấm ở dạng ẩm vừa và xóa lên ghế. Cần chú ý để ghế có bọt nhưng không được sũng nước.
Tiếp theo, khi các vết bẩn đã bị loại bỏ thì bạn có thể dùng khăn sạch nhúng nước lạnh để lau đi các vết bọt xà phòng hay bọt từ hóa chất tẩy rửa. Hãy lặp đi lặp lại các bước trên cho đến khi bạn cảm thấy ghế xe đủ sạch.
Cuối cùng, hãy mở hết các cửa xe hoặc phơi nắng để giúp ghế xe khô trở lại. Nếu thích, bạn có thể dùng máy sấy để sấy khô xe.
2. Những mẹo hay để làm sạch ghế nỉ xe hơi
Với từng loại vết bẩn khác nhau cũng sẽ có những mẹo làm sạch khác nhau
Trong một số trường hợp khi ghế nỉ ô tô bị dính các vết bẩn quá cứng đầu thì bạn cần các mẹo nhỏ để đánh bay chúng. Dưới đây là một số mẹo làm sạch ghế nỉ ô tô chuyên biệt dành cho các loại vết bẩn khác nhau.
- Với vết dầu mỡ: Nếu ghế nỉ ô tô bị dính vết dầu mỡ thì bạn có thể dùng nước rửa bát hoặc nước xà phòng pha loãng để giặt ghế. Cụ thể, hãy lấy khăn sạch thấm dung dịch nước rửa bát + nước để lau cho tới khi vết bẩn hoàn toàn biến mất. Kết thúc quá trình, hãy tiến hành dùng khăn nhúng nước lạnh để lau lại ghế xe.
- Với vết mực: nếu như ghế bị dính mực thì bạn có thể dùng rượu trắng hoặc keo xịt tóc đẻ loại bỏ vết bẩn. Cụ thể, hãy lấy rượu hoặc keo xịt tóc xịt trực tiếp vào vết mực, để yên trong 1 vài phút và lau lại bằng khăn ẩm sạch là sẽ thấy vết bẩn bị đánh bay.
- Với vết nôn: Vết nôn trên ghế không chỉ khiến ghế bẩn mà còn đem lại mùi hôi khó chịu cùng nguy cơ mốc xe tương đối cao. Trong trường hợp này, bạn hãy dùng baking soda hòa với nước rồi chà hỗn hợp này lên vết bẩn là sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
- Với vết cả phê: Cà phê được coi loại vết bẩn cứng đầu nhất, tuy nhiên bạn có thể dùng 1 viên đá nhỏ đặt lên vết bẩn và dùng khăn sạch lau lại mà vết bẩn sẽ bị tống khứ hoàn toàn.
Ngoài ra, để giúp cho ghế nỉ ô tô luôn sạch sẽ, bạn cũng cần chú ý:
- Chủ động vệ sinh ngay khi có vết bẩn
Bạn nên giữ một tấm khăn ướt trong xe để tiến hành vệ sinh sơ qua mỗi khi xe bị bẩn
Đối với những người thường xuyên có ghế bị bẩn, hãy chuẩn bị sẵn 1 túi giấy ướt trên xe. Mỗi khi có vết bẩn, bạn có thể dùng giấy ướt lau qua vết bẩn để giúp chúng không bị ngấm quá sâu sau đó mới tiến hành tẩy vết bẩn khi có thời gian.
- Chống thấm nước cho xe
Trong quá trình vệ sinh ghế xe, bạn cần chú ý không nên để ghế xe quá ướt sẽ gây thấm nước vào lớp bông bên trong xe, gây ra mùi và một số vấn đề khác.
- Không hút thuốc lá trong xe
Việc hút thuốc trong xe không chỉ khiến nội thất xe có mùi mà còn khiến ghế xe dễ bị bẩn hay xém nhẹ vì dính tàn thuốc. Vậy nên, tốt nhất bạn nên hạn chế hút thuốc lá trong xe, thậm chí nếu đã hút thuốc thì nên đứng ngoài xe từ 5-10 phút cho đến khi khói thuốc trên người bạn tan bớt rồi hẵng bước vào xe.
- Hạn chế ăn uống trong xe
Ăn uống trong xe sẽ dễ gây bẩn ghế nỉ
Việc ăn uống trong xe ô tô dường như là khó tránh khỏi với bất cứ tài xế nào. Việc ăn uống nhiều sẽ khiến rơi vãi các thức ăn và nước ra bề mặt ghế xe, gây ra tình trạng ghế bị ố bẩn. Nếu không thể vệ sinh ngay có thể khiến ghế bị ố loang và sau đó là bị ẩm mốc, bối mùi vì nước thấm vào lõi ghế. Vậy nên cách tốt nhất là bạn không nên ăn uống quá nhiều trong xe, nếu có ăn thì số lần ăn uống nên tỉ lệ thuận với số lần hút bụi xe.
Bước 1: Bạn dùng máy hút bụi để hút sạch các ngóc ngách của ghế, cần chú ý đến các đường chỉ hay khe ghế bởi chúng thường là nơi chứa rất nhiều các vụn đồ ăn hay các tinh thế bụi bẩn nhỏ.
Sau đó, hãy xịt dung dịch vệ sinh lên mặt ghế và dùng khăn mềm lau đi các vết bẩn bám trên ghế. Còn nếu bạn dùng xà phòng thì hay hòa xà phòng vào nước ấm, cho 1 miếng bọt biển thấm ở dạng ẩm vừa và xóa lên ghế. Cần chú ý để ghế có bọt nhưng không được sũng nước.
Tiếp theo, khi các vết bẩn đã bị loại bỏ thì bạn có thể dùng khăn sạch nhúng nước lạnh để lau đi các vết bọt xà phòng hay bọt từ hóa chất tẩy rửa. Hãy lặp đi lặp lại các bước trên cho đến khi bạn cảm thấy ghế xe đủ sạch.
Cuối cùng, hãy mở hết các cửa xe hoặc phơi nắng để giúp ghế xe khô trở lại. Nếu thích, bạn có thể dùng máy sấy để sấy khô xe.
2. Những mẹo hay để làm sạch ghế nỉ xe hơi
Với từng loại vết bẩn khác nhau cũng sẽ có những mẹo làm sạch khác nhau
Trong một số trường hợp khi ghế nỉ ô tô bị dính các vết bẩn quá cứng đầu thì bạn cần các mẹo nhỏ để đánh bay chúng. Dưới đây là một số mẹo làm sạch ghế nỉ ô tô chuyên biệt dành cho các loại vết bẩn khác nhau.
- Với vết dầu mỡ: Nếu ghế nỉ ô tô bị dính vết dầu mỡ thì bạn có thể dùng nước rửa bát hoặc nước xà phòng pha loãng để giặt ghế. Cụ thể, hãy lấy khăn sạch thấm dung dịch nước rửa bát + nước để lau cho tới khi vết bẩn hoàn toàn biến mất. Kết thúc quá trình, hãy tiến hành dùng khăn nhúng nước lạnh để lau lại ghế xe.
- Với vết mực: nếu như ghế bị dính mực thì bạn có thể dùng rượu trắng hoặc keo xịt tóc đẻ loại bỏ vết bẩn. Cụ thể, hãy lấy rượu hoặc keo xịt tóc xịt trực tiếp vào vết mực, để yên trong 1 vài phút và lau lại bằng khăn ẩm sạch là sẽ thấy vết bẩn bị đánh bay.
- Với vết nôn: Vết nôn trên ghế không chỉ khiến ghế bẩn mà còn đem lại mùi hôi khó chịu cùng nguy cơ mốc xe tương đối cao. Trong trường hợp này, bạn hãy dùng baking soda hòa với nước rồi chà hỗn hợp này lên vết bẩn là sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
- Với vết cả phê: Cà phê được coi loại vết bẩn cứng đầu nhất, tuy nhiên bạn có thể dùng 1 viên đá nhỏ đặt lên vết bẩn và dùng khăn sạch lau lại mà vết bẩn sẽ bị tống khứ hoàn toàn.
Ngoài ra, để giúp cho ghế nỉ ô tô luôn sạch sẽ, bạn cũng cần chú ý:
- Chủ động vệ sinh ngay khi có vết bẩn
Bạn nên giữ một tấm khăn ướt trong xe để tiến hành vệ sinh sơ qua mỗi khi xe bị bẩn
Đối với những người thường xuyên có ghế bị bẩn, hãy chuẩn bị sẵn 1 túi giấy ướt trên xe. Mỗi khi có vết bẩn, bạn có thể dùng giấy ướt lau qua vết bẩn để giúp chúng không bị ngấm quá sâu sau đó mới tiến hành tẩy vết bẩn khi có thời gian.
- Chống thấm nước cho xe
Trong quá trình vệ sinh ghế xe, bạn cần chú ý không nên để ghế xe quá ướt sẽ gây thấm nước vào lớp bông bên trong xe, gây ra mùi và một số vấn đề khác.
- Không hút thuốc lá trong xe
Việc hút thuốc trong xe không chỉ khiến nội thất xe có mùi mà còn khiến ghế xe dễ bị bẩn hay xém nhẹ vì dính tàn thuốc. Vậy nên, tốt nhất bạn nên hạn chế hút thuốc lá trong xe, thậm chí nếu đã hút thuốc thì nên đứng ngoài xe từ 5-10 phút cho đến khi khói thuốc trên người bạn tan bớt rồi hẵng bước vào xe.
- Hạn chế ăn uống trong xe
Ăn uống trong xe sẽ dễ gây bẩn ghế nỉ
Việc ăn uống trong xe ô tô dường như là khó tránh khỏi với bất cứ tài xế nào. Việc ăn uống nhiều sẽ khiến rơi vãi các thức ăn và nước ra bề mặt ghế xe, gây ra tình trạng ghế bị ố bẩn. Nếu không thể vệ sinh ngay có thể khiến ghế bị ố loang và sau đó là bị ẩm mốc, bối mùi vì nước thấm vào lõi ghế. Vậy nên cách tốt nhất là bạn không nên ăn uống quá nhiều trong xe, nếu có ăn thì số lần ăn uống nên tỉ lệ thuận với số lần hút bụi xe.
Nguồn: https://oto.com.vn/cham-soc-va-bao-duong-o-to/cach-lam-sach-ghe-ni-xe-tai-nha-articleid-quctagm
Hướng dẫn vệ sinh cách khoang máy / buồng máy xe ô tô tại nhà
Sau một quá trình sử dụng, xe ô tô sẽ có dấu hiệu xuống cấp và mức độ này sẽ diễn biến trầm trọng hơn nếu chủ xe không biết cách chăm sóc và bảo dưỡng xế yêu cẩn thận. Trong đó, việc chăm sóc khoang máy ô tô thật sự quan trọng và chủ xe cần đặc biệt chú ý.
Khoang máy ô tô cần được vệ sinh sạch sẽ
Theo các chuyên gia giàu kinh nghiệm về xe hơi, chủ xe nên thường xuyên kiểm tra và vệ sinh khoang máy ô tô. Nếu có điều kiện, hãy mang ra gara bảo dưỡng để các kỹ thuật viên tiến hành vệ sinh khoang máy xe hơi, đồng thời bảo trì động cơ để xe hoạt động tốt hơn. Nếu muốn tự tay chăm sóc xế yêu, chủ xe cũng có thể tự rửa khoang động cơ tại nhà. Tuy nhiên vệ sinh khoang máy ô tô tại nhà đúng cách thì không phải ai cũng biết, chính vì thế Hoàn Mỹ sẽ hướng dẫn chi tiết cách rửa khoang máy xe hơi để mọi người cùng tham khảo.
Tại sao phải vệ sinh khoang máy ô tô?
Vai trò của khoang máy ô tô:
Khoang máy ô tô chính là 'trái tim', là nơi chứa đựng sức mạnh của một chiếc xe. Một chiếc xe được trang bị khối máy móc tốt, hiện đại sẽ sở hữu hiệu suất vận hành cao. Cùng với hệ thống điều khiển, Khoang máy ô tô sẽ mang đến cho người sử dụng cảm giác lái tuyệt vời nhất. Đó chính là điều mà hầu như khách hàng nào khi mua xe ô tô cũng đều mong muốn có được.
Khoang máy ô tô không được vệ sinh sẽ gây tổn hại đến động cơ, hệ thống điện
Tác dụng của việc vệ sinh khoang máy ô tô
Chính vì khoang máy ô tô nắm giữ vai trò quan trọng nên việc vệ sinh bộ phận này cần được chủ xe quan tâm. Vệ sinh khoang máy ô tô giúp cho động cơ luôn mới, tránh rác bẩn hay bùn đất bám vào, tăng khả năng làm mát. Từ đó duy trì được chất lượng hoạt động và kéo dài tuổi thọ của động cơ.
Không chỉ có vậy, việc vệ sinh khoang máy ô tô thường xuyên còn giúp chủ xe sớm phát hiện ra những vấn đề hỏng hóc của động cơ, hệ thống điện, lọc gió hay những chi tiết nhỏ như dây cu roa, gioăng cao su, đinh vít bị ăn mòn, hoen ghỉ và thậm chí là sự xuất hiện của những 'vị khách không mời' như chuột, côn trùng, rắn rết... Thực tế thì tình trạng chuột trên xe ô tô không phải là hiếm và khiến cho các chủ xe khá đau đầu khi xử lý.
Ngoài ra, việc vệ sinh khoang máy ô tô cũng giúp cho chiếc xe bán được giá hơn nếu như chủ nhân có ý định sang nhượng lại. Bởi kinh nghiệm mua xe ô tô cũ cho thấy, tâm lý khách hàng nào cũng muốn sở hữu chiếc xe có động cơ hoạt động còn tốt.
Thời điểm cần vệ sinh khoang máy ô tô
Vệ sinh khoang máy ô tô là cần thiết nhưng khi nào nên kiểm tra và chùi rửa bộ phận xe hơi này?
Việc vệ sinh khoang máy ô tô có thể không cần diễn ra với mật độ thường xuyên như vệ sinh khoang nội thất hay chùi rửa vỏ xe, tuy nhiên mức độ kiểm tra thì nên diễn ra đều đặn. Tốt nhất chủ xe nên tiến hành vệ sinh khoang máy ô tô khoảng 2-3 lần/năm.
Chỉ cần cẩn thận, chủ xe đã có thể tự mình vệ sinh khoang máy ô tô tại nhà
Hướng dẫn vệ sinh khoang máy ô tô tại nhà
Dụng cụ cần chuẩn bị để vệ sinh khoang máy ô tô:
♦ 2-3 chiếc khăn mềm
♦ Chổi cọ mềm cỡ nhở
♦ Vật dụng đậy nắp ắc quy, cổ hút gió
♦ Dung dịch chùi rửa khoang máy chuyên dụng dạng xịt: Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại dung dịch chuyên dụng vệ sinh khoang máy khá tốt, ví dụ như Sonax Engine and Cold Cleaner, Super Degreaser...
♦ Dung dịch chống dính/dưỡng bóng dạng xịt
♦ Dụng cụ xì khô (nếu có)
♦ Găng tay, khẩu trang (tùy ý)
♦ Tuyệt đối không dùng vòi tưới cây hoặc dạng máy rửa có áp suất cao để vệ sinh khoang máy ô tô, tránh làm hỏng động cơ và các linh kiện nhỏ.
Ngoài ra có khá nhiều thắc mắc liệu có nên dùng nước lã để chùi rửa khoang máy động cơ xe ô tô hay không? Câu trả lời của các chuyên gia là có thể dùng nước để vệ sinh khoang máy xe ô tô, nhưng cần đặc biệt cẩn thận để tránh nước dính vào các bình đựng dung dịch. Bạn có thể pha nước vào bình xịt để xịt rửa hoặc dùng khăn thấp nước để lau chùi, tuy nhiên cách vệ sinh khoang máy này thật sự không có hiệu quả cao.
Nếu không biết vệ sinh khoang máy ô tô đúng cách, hãy mang xe ra gara bảo dưỡng
Chính vì khoang máy ô tô nắm giữ vai trò quan trọng nên việc vệ sinh bộ phận này cần được chủ xe quan tâm. Vệ sinh khoang máy ô tô giúp cho động cơ luôn mới, tránh rác bẩn hay bùn đất bám vào, tăng khả năng làm mát. Từ đó duy trì được chất lượng hoạt động và kéo dài tuổi thọ của động cơ.
Không chỉ có vậy, việc vệ sinh khoang máy ô tô thường xuyên còn giúp chủ xe sớm phát hiện ra những vấn đề hỏng hóc của động cơ, hệ thống điện, lọc gió hay những chi tiết nhỏ như dây cu roa, gioăng cao su, đinh vít bị ăn mòn, hoen ghỉ và thậm chí là sự xuất hiện của những 'vị khách không mời' như chuột, côn trùng, rắn rết... Thực tế thì tình trạng chuột trên xe ô tô không phải là hiếm và khiến cho các chủ xe khá đau đầu khi xử lý.
Ngoài ra, việc vệ sinh khoang máy ô tô cũng giúp cho chiếc xe bán được giá hơn nếu như chủ nhân có ý định sang nhượng lại. Bởi kinh nghiệm mua xe ô tô cũ cho thấy, tâm lý khách hàng nào cũng muốn sở hữu chiếc xe có động cơ hoạt động còn tốt.
Thời điểm cần vệ sinh khoang máy ô tô
Vệ sinh khoang máy ô tô là cần thiết nhưng khi nào nên kiểm tra và chùi rửa bộ phận xe hơi này?
Việc vệ sinh khoang máy ô tô có thể không cần diễn ra với mật độ thường xuyên như vệ sinh khoang nội thất hay chùi rửa vỏ xe, tuy nhiên mức độ kiểm tra thì nên diễn ra đều đặn. Tốt nhất chủ xe nên tiến hành vệ sinh khoang máy ô tô khoảng 2-3 lần/năm.
Chỉ cần cẩn thận, chủ xe đã có thể tự mình vệ sinh khoang máy ô tô tại nhà
Hướng dẫn vệ sinh khoang máy ô tô tại nhà
Dụng cụ cần chuẩn bị để vệ sinh khoang máy ô tô:
♦ 2-3 chiếc khăn mềm
♦ Chổi cọ mềm cỡ nhở
♦ Vật dụng đậy nắp ắc quy, cổ hút gió
♦ Dung dịch chùi rửa khoang máy chuyên dụng dạng xịt: Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại dung dịch chuyên dụng vệ sinh khoang máy khá tốt, ví dụ như Sonax Engine and Cold Cleaner, Super Degreaser...
♦ Dung dịch chống dính/dưỡng bóng dạng xịt
♦ Dụng cụ xì khô (nếu có)
♦ Găng tay, khẩu trang (tùy ý)
♦ Tuyệt đối không dùng vòi tưới cây hoặc dạng máy rửa có áp suất cao để vệ sinh khoang máy ô tô, tránh làm hỏng động cơ và các linh kiện nhỏ.
Ngoài ra có khá nhiều thắc mắc liệu có nên dùng nước lã để chùi rửa khoang máy động cơ xe ô tô hay không? Câu trả lời của các chuyên gia là có thể dùng nước để vệ sinh khoang máy xe ô tô, nhưng cần đặc biệt cẩn thận để tránh nước dính vào các bình đựng dung dịch. Bạn có thể pha nước vào bình xịt để xịt rửa hoặc dùng khăn thấp nước để lau chùi, tuy nhiên cách vệ sinh khoang máy này thật sự không có hiệu quả cao.
Nếu không biết vệ sinh khoang máy ô tô đúng cách, hãy mang xe ra gara bảo dưỡng
Quy trình rửa khoang máy ô tô đúng cách:
Bước 1: Xác định thời gian
Có thể nói, nếu muốn tự tay vệ sinh khoang máy ô tô, chủ xe nên xác định không thể tiến hành qua loa được. Thời gian hoàn thành việc chùi rửa khoang động cơ sẽ kéo dài ít nhất khoảng 2 tiếng đồng hồ và đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo. Bởi nếu không cẩn thận, chủ xe sẽ vô tình làm ướt các bộ phận do dính nước, hỏng động cơ, trầy xước hay đứt dây điện...
Bước 2: Tán nhiệt động cơ
Trước khi tiến hành vệ sinh khoang máy, chủ xe nên mở nắp ca pô để làm nguội bớt động cơ. Khoang máy vốn kín, lại thường xuyên không mở ra sẽ hấp thụ một lượng nhiệt khá nóng, chưa kể đến còn có mùi dầu xăng. Việc mở nắp ca pô sẽ giúp động cơ nguội, dễ dàng hơn cho chủ xe làm vệ sinh mà không lo bị bỏng.
Đậy kín hộp đen, cổ hút gió tránh nước dính vào
Bước 3: Đậy kín hộp đen, bình ắc quy, cổ hút gió
Dùng các vật dụng đậy nắp hộp đen, bình ắc quy, cổ hút gió... tránh trong quá trình vệ sinh các chi tiết này sẽ bị dính rác bẩn hay dung dịch chùi rửa và nước lọt vào.
Bước 4: Vệ sinh khô các bộ phận trong khoang máy
Nhặt hết rác bẩn, lá nhỏ nằm trong các kẽ nhỏ của khoang máy. Dùng chổi cọ mềm lau kỹ các vết bụi bẩn và dùng khăn lau khô nắp ca pô và những vết rỉ dầu.
Bước 5: Vệ sinh khoang máy theo quy trình từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới
Dùng bình xịt nước phun lên phía ngoài và dưới nắp ca pô. Sau đó lấy khăn sạch các vết bẩn ở trên nắp xe.
Tiếp đến dùng bình xịt nước xịt nhẹ nhàng vào các chi tiết nhỏ trong khoang máy và dùng khăn mềm khô lau qua.
Bước 6: Xịt dung dịch chuyên vệ sinh khoang máy ô tô
Sau khi lau qua bởi nước, lúc này chủ xe hãy xịt dung dịch chuyên vệ sinh khoang máy ô tô lên các bộ phận. Đợi ít phút để dung dịch ngấm rồi dùng chổi cọ và cả khăn để lau chùi sạch sẽ toàn bộ các chi tiết nhỏ.
Ở khâu này, bạn cần sử dụng găng tay, bịt khẩu trang để tránh tiếp xúc với hóa chất có trong dung dịch rửa. Hành động này tuy có hơi rườm rà với một số người nhưng thật sự tốt cho sức khỏe. Cùng với đó, khi lau chùi động cơ và các hệ thống dây điện... cần tiến hành thật cẩn thận.
Sau khi vệ sinh khoang máy ô tô, cần sấy khô toàn bộ các chi tiết
Bước 7: Lau khô lại khoang máy
Dùng khăn mềm hoặc dụng cụ xì để sấy khô, tránh tình trạng ẩm ướt dẫn đến hỏng hóc động cơ và có mùi khó chịu do thường xuyên đóng kín nắp khoang máy. Đặc biệt cần đảm bảo đầu bugi phải được khô ráo hoàn toàn.
Bước 8: Xịt dung dịch chống dính/dưỡng bóng
Nhiều người có kinh nghiệm chăm sóc và bảo dưỡng xe ô tô chia sẻ rằng sau khi vệ sinh khoang máy xe ô tô sạch sẽ, khô ráo, chủ xe nên lưu ý xịt thêm lớp chống dính/dưỡng bóng khoang máy. Lớp dung dịch này có tác dụng như 'lớp áo' bảo vệ, giúp các chi tiết tránh khỏi sự ăn mòn của bụi bẩn và các tác nhân môi trường.
Khoang máy ô tô trước và sau khi được vệ sinh sạch sẽ
Bước 1: Xác định thời gian
Có thể nói, nếu muốn tự tay vệ sinh khoang máy ô tô, chủ xe nên xác định không thể tiến hành qua loa được. Thời gian hoàn thành việc chùi rửa khoang động cơ sẽ kéo dài ít nhất khoảng 2 tiếng đồng hồ và đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo. Bởi nếu không cẩn thận, chủ xe sẽ vô tình làm ướt các bộ phận do dính nước, hỏng động cơ, trầy xước hay đứt dây điện...
Bước 2: Tán nhiệt động cơ
Trước khi tiến hành vệ sinh khoang máy, chủ xe nên mở nắp ca pô để làm nguội bớt động cơ. Khoang máy vốn kín, lại thường xuyên không mở ra sẽ hấp thụ một lượng nhiệt khá nóng, chưa kể đến còn có mùi dầu xăng. Việc mở nắp ca pô sẽ giúp động cơ nguội, dễ dàng hơn cho chủ xe làm vệ sinh mà không lo bị bỏng.
Đậy kín hộp đen, cổ hút gió tránh nước dính vào
Bước 3: Đậy kín hộp đen, bình ắc quy, cổ hút gió
Dùng các vật dụng đậy nắp hộp đen, bình ắc quy, cổ hút gió... tránh trong quá trình vệ sinh các chi tiết này sẽ bị dính rác bẩn hay dung dịch chùi rửa và nước lọt vào.
Bước 4: Vệ sinh khô các bộ phận trong khoang máy
Nhặt hết rác bẩn, lá nhỏ nằm trong các kẽ nhỏ của khoang máy. Dùng chổi cọ mềm lau kỹ các vết bụi bẩn và dùng khăn lau khô nắp ca pô và những vết rỉ dầu.
Bước 5: Vệ sinh khoang máy theo quy trình từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới
Dùng bình xịt nước phun lên phía ngoài và dưới nắp ca pô. Sau đó lấy khăn sạch các vết bẩn ở trên nắp xe.
Tiếp đến dùng bình xịt nước xịt nhẹ nhàng vào các chi tiết nhỏ trong khoang máy và dùng khăn mềm khô lau qua.
Bước 6: Xịt dung dịch chuyên vệ sinh khoang máy ô tô
Sau khi lau qua bởi nước, lúc này chủ xe hãy xịt dung dịch chuyên vệ sinh khoang máy ô tô lên các bộ phận. Đợi ít phút để dung dịch ngấm rồi dùng chổi cọ và cả khăn để lau chùi sạch sẽ toàn bộ các chi tiết nhỏ.
Ở khâu này, bạn cần sử dụng găng tay, bịt khẩu trang để tránh tiếp xúc với hóa chất có trong dung dịch rửa. Hành động này tuy có hơi rườm rà với một số người nhưng thật sự tốt cho sức khỏe. Cùng với đó, khi lau chùi động cơ và các hệ thống dây điện... cần tiến hành thật cẩn thận.
Sau khi vệ sinh khoang máy ô tô, cần sấy khô toàn bộ các chi tiết
Bước 7: Lau khô lại khoang máy
Dùng khăn mềm hoặc dụng cụ xì để sấy khô, tránh tình trạng ẩm ướt dẫn đến hỏng hóc động cơ và có mùi khó chịu do thường xuyên đóng kín nắp khoang máy. Đặc biệt cần đảm bảo đầu bugi phải được khô ráo hoàn toàn.
Bước 8: Xịt dung dịch chống dính/dưỡng bóng
Nhiều người có kinh nghiệm chăm sóc và bảo dưỡng xe ô tô chia sẻ rằng sau khi vệ sinh khoang máy xe ô tô sạch sẽ, khô ráo, chủ xe nên lưu ý xịt thêm lớp chống dính/dưỡng bóng khoang máy. Lớp dung dịch này có tác dụng như 'lớp áo' bảo vệ, giúp các chi tiết tránh khỏi sự ăn mòn của bụi bẩn và các tác nhân môi trường.
Khoang máy ô tô trước và sau khi được vệ sinh sạch sẽ
Các bước vệ sinh bố thắng/ cùm phanh xe ô tô tại nhà đơn giản và dễ thực hiện.
Tất cả các bộ phận trong hệ thống phanh xe ô tô đều cần được thường xuyên bảo dưỡng, vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo an toàn khi vận hành. Từ đĩa phanh, má phanh cho tới cùm phanh, người dùng đều phải kiểm tra, chăm sóc định kỳ.
Nên kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống phanh ô tô định kỳ
Khi xe di chuyển, người lái sử dụng phanh sẽ tạo ra ma sát giữa má phanh và đĩa phanh khiến các loại bụi bẩn dễ dàng bám vào cùm phanh dầu. Bên cạnh đó, việc chạy xe hàng ngày khiến bánh xe tiếp xúc với rất nhiều đất cát, bụi bẩn trên đường cũng sẽ khiến cho cùm phanh bị bám bẩn. Chính vì vậy cùm phanh là bộ phận quan trọng không thể bỏ qua khi tiến hành vệ sinh phanh xe ô tô. Sau đây sẽ là các bước vệ sinh cùm phanh:
Bước 1: Đối với xe số tự động để cần số ở chế độ P, đối với xe số sàn thì để ở số 1 nhằm giúp xe không dịch chuyển trong quá trình vệ sinh phanh. Sau đó, dùng dụng cụ chuyên dụng để vặn lỏng các ốc các bánh xe khoảng một nửa vòng ren. Tiếp theo sử dụng kích để nâng bánh xe lên rồi tháo bánh xe ra khỏi bánh xe.
Bước 2: Tháo các con ốc ở hệ thống phanh xe ô tô bắt vào xe. Nếu thường xuyên tự vệ sinh phanh ở nhà thì bạn nên chuẩn bị một bộ dụng cụ chuyên dụng. Nếu xe có hệ thống cảm biến độ mòn thì cần rút chốt cắm. Sau đó tháo các bộ phận của hệ thống phanh riêng biệt ra và cho chúng vào một vị trí sạch sẽ.
Cần vệ sinh hệ thống phanh theo đúng cách và quy trình
Bước 3: Vệ sinh các bộ phận của hệ thống phanh. Để đảm bảo vệ sinh cùm phanh và các bộ phận khác được sạch sẽ thì bạn nên sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dụng dành cho phanh. Tuy nhiên, nếu không có bạn có thể sử dụng nước sạch và khăn để vệ sinh. Đối với các chi tiết bằng nhựa hoặc cao su, nên vệ sinh nhẹ nhàng nhằm tránh gây hỏng, vỡ…
Hãy để ý lau chùi sạch sẽ từng bộ phận, chi tiết nhỏ ở mọi khe rãnh, ngóc ngách của cùm phanh cũng như các chi tiết khác. Đối với đĩa phanh thì cần lưu ý chỉ nên vệ sinh bằng nước sạch với xà phòng và không nên để dầu mờ bám vào đĩa phanh. Dùng khăn hoặc giấy nhám vệ sinh sạch những bụi bẩn và nên vệ sinh cả lớp chống ồn dán bên ngoài má.
Bước 4: Vệ sinh các suốt trượt sạch sẽ rồi tra mỡ vào các chi tiết ấy. Sau đó kiểm tra độ trơn mượt của chúng bằng cách đưa các chốt trượt vào lỗ. Các suốt trượt này có chức năng định vị bộ giá đỡ phanh bên ngoài của đĩa phanh và chúng còn có thể trượt theo chiều ngang một cách linh động.
Bước 5: Sau khi vệ sinh sạch sẽ cùm phanh cùng các bộ phận khác trong hệ thống phanh thì bạn cần lắp lại các chi tiết trở lại như ban đầu. Quy trình lắp sẽ ngược lại với lúc tháo ra vệ sinh, chi tiết nào tháo sau sẽ lắp trước. Trước tiên là đặt bộ cùm phanh vào trước sau đó đặt má phanh, giá phanh vào đúng vị trí rồi lấy các ốc vít siết chặt lại. Cuối cùng là cắm đường dây điện của hệ thống cảm biến trở lại.
Vệ sinh hệ thống phanh ô tô định kỳ giúp đảm bảo an toàn khi di chuyển
Bước 6: Sau khi đã hoàn tất việc lắp các bộ phận của hệ thống phanh xe thì việc còn lại là lắp các bánh xe trở lại như cũ. Lưu ý là khi vặn các ốc lại phải đảm bảo chúng đã đủ chặt để tránh bị bung, rơi khi xe chạy rất nguy hiểm. Cuối cùng là việc hạ kích để hạ bánh xe xuống nên rồi siết chặt các ống bánh xe lại.
https://danchoioto.vn/tu-ve-sinh-cum-phanh-o-to/
Hướng dẫn vệ sinh giàn lạnh điều hòa ô tô
1. Vệ sinh lọc gió
Lọc gió có vai trò quan trọng trong hệ thống điều hòa. Bộ phận này có chức năng giữ lại những bụi bẩn trước khi không khí đi qua và tỏa ra khoang xe.
Vệ sinh lọc gió là công việc khá đơn giản. Đầu tiên, tháo cốp trước bên phụ, sau đó lấy lọc gió điều hòa ra; tiếp theo dùng súng hơi xịt vào giữa lác của tấm lọc để bụi bẩn bay đi. Có thể sử dụng thêm dung dịch khử mùi để lọc gió sạch hơn...
Nếu lọc gió quá bẩn do sử dụng lâu ngày, chủ xe nên thay thế lọc gió mới để sử dụng điều hòa hiệu quả.
2. Vệ sinh dàn nóng
Dàn nóng điều hòa là một bộ phận có độ bền khá tốt, ít khi xảy ra hỏng hóc phải sửa chữa. Tuy nhiên, qua thời gian sử dụng cũng cần vệ sinh định kỳ để hệ thống điều hòa hoạt động tốt.
Vệ sinh dàn nóng cách đơn giản nhất là sử dụng nước để làm sạch cho hệ thống này. Chủ xe chỉ cần yêu cầu thợ vệ sinh dàn nóng bằng nước sạch, hoặc hóa chất chuyên dụng hoặc có thể dùng khí nén thổi vào để làm sạch... Để vệ sinh được dàn nóng, đòi hỏi người thợ phải có tay nghề khá để không làm hỏng khoang động cơ, đặc biệt là hệ thống điện.
3. Vệ sinh dàn lạnh
Dàn lạnh có tác dụng làm lạnh không khí. Khi vào dàn lạnh, ga lạnh bốc hơi mạnh, hút nhiệt của dàn và làm lạnh không khí thổi qua dàn ra các cửa gió; từ đó, không khí lạnh được tỏa ra làm mát khoang xe.
Trước đây, việc vệ sinh dàn lạnh khá vất vả khi phải mở táp lô xe, lấy dàn lạnh ra rồi mới tiến hành làm sạch... Hiện nay, hầu hết các garage ô tô đều dùng phương pháp "nội soi". Đầu tiên tháo lọc gió và quạt điều hòa, máy nội soi gồm một camera nhỏ kết nối với điện thoại thông minh để có thể quan sát dàn lạnh dễ dàng. Kết hợp với hệ thống vòi xịt vệ sinh và làm sạch đi kèm, kỹ thuật viên có thể xịt dung dịch làm sạch chuyên dụng mà không gặp nhiều khó khăn.
4. Bổ sung gas điều hòa
Gas điều hòa là một thành phần không thể thiếu của hệ thống điều hòa ô tô. Gas điều hòa là môi chất được sử dụng trong hệ thống làm hạnh hấp thụ nhiệt, có nhiệm vụ mang nhiệt từ nơi có nhiệt độ thấp thải ra nơi có nhiệt độ cao hơn... Tùy theo công dụng của từng loại máy mà sử dụng loại môi chất thích hợp để đảm bảo điều hòa vận hành tốt và hiệu quả.
Nếu thiếu gas điều hòa, việc cần làm là đưa xe đến ngay các cơ sở chuyên nghiệp để nạp gas.
Nguồn: https://baomoi.com/cach-ve-sinh-dieu-hoa-o-to-chu-xe-nen-biet/c/29822409.epi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét